Ảnh hưởng văn hóa Thạch_sao

John Dryden, vào năm 1679, đã viết về trường hợp bắt gặp thạch sao của mình như sau: "Khi tôi lấy thứ mà tôi cho là một ngôi sao rơi, tôi thấy tôi đã bị dính một viên thạch."[28]

Một số nhà quan sát đã dựa trên mối liên hệ giữa thạch sao và bộ phim The Blob của hãng Paramount, nói về một con quái vật chất nhờn sền sệt rơi xuống từ không gian. The Blob, được phát hành vào năm 1958, được cho là dựa trên các báo cáo Philadelphia[19] từ năm 1950 và cụ thể là một báo cáo đăng trên tờ Philadelphia Inquirer mang tên "Flying 'Saucer' Just Dissolves" kể về bốn viên cảnh sát gặp phải mảnh vỡ UFO được mô tả là bốc hơi với một ánh sáng màu tím không để lại chút dấu vết gì. Paramount Pictures cũng bị kiện vì bộ phim này bởi tác giả Joseph Payne Brennan, người đã viết một truyện ngắn được xuất bản trên tạp chí Weird Tales Magazine năm 1953 có tên "Slime" về một sinh vật tương tự.

Trong bộ phim Invasion of the Body Snatchers năm 1978, các bào tử ngoài hành tinh rơi xuống Trái Đất trong một trận mưa rào tạo thành những đốm thạch mọc thành những bông hoa tạo ra vỏ hạt.

Trong cuốn tiểu thuyết năm 2011 có tựa đề The Isle of Blood của Rick Yancey, thạch sao (được gọi là "Pwdre Ser" trong câu chuyện) là nước bọt của một con quái vật tên là "Magnificum" rơi xuống trái đất cùng với máu và mảnh vụn của con người, đôi khi được dệt vào một cái tổ hoặc bát các loại, được gọi là "nidus". Bất cứ ai tiếp xúc với Pwdre Ser đều bị "nhiễm bệnh", và sẽ dần suy giảm sức khỏe cho đến khi họ biến thành một thây ma.

Cuốn tiểu thuyết năm 2016 của Mary-Ann Constantine có tựa đề Star-Shot, được đặt tên theo một từ khác cho hiện tượng này, và có một nhân vật lấy thử một mẫu để phân tích.